Ngày 07/5/2024, Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng đã liên hệ Bạn qua điện thoại để hướng dẫn tham gia BHYT hộ gia đình.
Trân trọng./.
1. Tại khoản 1 Điều 26 Luật BHYT số 25/2008/QH12 ngày 14/11/2008, quy định: “Người tham gia BHYT có quyền đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã, tuyến huyện hoặc tương đương; trừ trường hợp được đăng ký tại cơ sở KCB tuyến tỉnh hoặc tuyến trung ương theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.”
2. Tại Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu cụ thể:
a) Người tham gia BHYT được đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB tại tuyến tỉnh, tuyến trung ương và tương đương trong các trường hợp sau đây:
- Trên địa bàn cư trú, làm việc không có cơ sở KCB tuyến xã, huyện và tương đương hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc KCB ban đầu cho người tham gia BHYT theo quy định;
- Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH cấp tỉnh.
b) Người tham gia BHYT được đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB quy định tuyến xã, tuyến huyện, tuyến tỉnh, tuyến trung ương hoặc được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB BHYT khác trong các trường hợp sau:
- Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng;
- Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố;
- Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên;
Do Bạn không cung cấp đầy đủ thông tin nên cơ quan BHXH không có cơ sở để xem xét Bạn có thuộc đối tượng đăng ký tại Bệnh viện C hay không. Đồng thời, căn cứ vào các quy định trên, trường hợp Bạn là con liệt sỹ thì không thuộc đối tượng đăng ký tại Bệnh viện C.
Bên cạnh đó, ngày 07/5/2024, Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng đã liên hệ Bạn qua điện thoại để hướng dẫn nhưng không liên hệ được.
Kính gửi công dân Võ Thị Thanh An!
Bà Võ Thị Bảy thuộc hộ nghèo không còn sức lao động giai đoạn 2019-2021 (do trước đây khi điều tra bà chỉ ở một mình). Năm 2021 có cháu bà về ở chung nên đã thoát nghèo năm 2021 và vẫn tiếp tục được hỗ trợ bảo hiểm y tế (GD4484820600119) sau 02 năm thoát nghèo đến hết năm 2023. Giai đoạn 2022-2025 qua điều tra rà soát theo Kế hoạch số 107/KH-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố về tổ chức điều tra, rà soát hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn phục vụ xây dựng chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022- 2025 và căn cứ Nghị quyết số 76/2021/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2021 của HĐND thành phố về ban hành chuẩn nghèo đa chiều của thành phố giai đoạn 2022-2025, thì Hộ bà Võ Thị Bảy có cháu ở cùng, thu nhập bình quân vượt ngưỡng 2.500.000 đồng/tháng nên không thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo giai đoạn này. Do vậy năm 2024 bà không được cấp thẻ BHYT thuộc hộ nghèo.
Ngoài ra, sau khi tiếp nhận kiến nghị phản ảnh và kiểm tra hoàn cảnh thực tế hộ bà Võ Thị Bảy, hiện nay cháu của bà Bảy đã chuyển ở nơi khác, bà Bảy đang sống 01 mình, bán hàng tạp hoá nhỏ lẻ, bị bệnh bướu vú; Về thu nhập: 2.100.000 đồng/tháng; Điểm B1: 195; Điểm B2: 20.
Căn cứ Nghị quyết số 76/2021/NQ-HĐND ngày 17 tháng 12 năm 2021 của HĐND thành phố về quy định chuẩn nghèo đa chiều trên địa bàn thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2022-2025, hộ bà Võ Thị Bảy thuộc diện hộ cận nghèo theo chuẩn thành phố. Đề nghị UBND phường Mân Thái thực hiện thủ tục hồ sơ theo đúng quy trình hướng dẫn của Kế hoạch số 166/KH-UBND ngày 08 tháng 7 năm 2022 của UBND quận Sơn Trà về triển khai rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm và xác định hộ có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn quận Sơn Trà. Ngoài ra, phối hợp với cán bộ phụ trách bảo trợ xã hội kiểm tra xem xét đề nghị hỗ trợ theo đúng Nghị quyết 34/2021/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của HĐND thành phố Đà Nẵng qui định.
Vậy UBND quận Sơn Trà thông tin để công dân biết. Trân trọng!
Bà Đoàn Thị Đào, Mã số BHXH: 4808011623 đang thuộc trường hợp bệnh dài ngày Suy thận mạn giai đoạn cuối.
Mỗi tuần chạy thận 3 lần tại khoa thận nhân tạo bệnh viện đa khoa Đa Nẵng nhưng không được bệnh viện cấp giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Bệnh nhân hỏi thì bác sỹ bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng yêu cầu về nơi đăng ký khám chữa bệnh ban đầu để khám và xin giấy nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội. Nhưng khi đến bệnh viện Nam Liên chiểu thì bác sỹ trả lời không thuộc thẩm quyền nên không khám và cho giấy nghỉ việc hưởng BHXH, đã chuyển bệnh đến Đa khoa nên không quản lý. Vậy cho tôi hỏi giờ người lao động phải làm gì khi đã tham gia BHXH hơn 15 năm, hiện sức khỏe yếu trầm trọng chưa thể đi làm được mà không được cấp giấy nghỉ việc hưởng BHXH để cung cấp cho công ty trong thời gian nghỉ và được cơ quan BHXH chi trả tiền ốm trong thời gian bị bệnh này. Trong khi chờ đợi trả lời và hướng dẫn của cơ quan chức năng. Tôi xin chân thành cảm ơn!
Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng đã làm việc với Bệnh viện Đà Nẵng, đề nghị bệnh viện thực hiện đúng quy định tại Điều 26 Thông tư số 56/2017/TT-BYT ngày 29/12/2017 của Bộ Y tế. Đến hôm nay (ngày 19/01/2024), bệnh viện đã xử lý xong vướng mắc và cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho bà Đoàn Thị Đào.
Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng trả lời để bà được biết.
Trân trọng/.
A. Về tham gia BHYT
Tại điểm 5.1, điểm 5.2 khoản 5 Điều 17 Văn bản hợp nhất số 2525/VBHN-BHXH ngày 15/8/2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tếquy định tham gia BHYT theo hộ gia đình bao gồmngười có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc tạm trú theo quy định của pháp luật.
Trường hợp của Bạn, nếu đang tạm trú tại Đà Nẵng theo quy định thì Bạn có thể mua BHYT hộ gia đình tại các Tổ chức dịch vụ (Bưu điện hoặc Công ty Bảo hiểm PVI Đà Nẵng…) hoặc đóng qua Cổng Dịch vụ công quốc gia hoặc Cổng dịch vụ công ngành BHXH hoặc qua các ứng dụng của ngân hàng BIDV, Vietcombank, MB.
Thủ tục: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (TK1-TS)
B. Về khám chữa bênh
I. Trường hợp KCB đúng tuyến:
Căn cứ quy định tại Điều 6, Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 của Bộ Y tế Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT về khám, chữa bệnh BHYT đúng tuyến gồm:
1. Người tham gia BHYT đến KCB đúng cơ sở y tế ban đầu ghi trên thẻ BHYT;
2. Người tham gia BHYT đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền KCB BHYT tại phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ BHYT do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi KCB tại cơ sở KCB qui định tại khoản này.
3. Người tham gia BHYT trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở KCB nào trên phạm vi toàn quốc.
4. Người tham gia BHYT được chuyển tuyến KCB BHYT theo các văn bản hướng dẫn về chuyển tuyến của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP; Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 và Thông tư số 04/2016/TT-BYT của Bộ Y tế;
5. Người tham gia BHYT có giấy tờ chứng minh đang ở địa phương khác trong thời gian công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, tạm trú và KCB ban đầu tại cơ sở KCB cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT…
6. Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 5, Điều 15, NGhị định số 146/2018/NĐ-CP;
7. Người đã hiến bộ phận của mình phải điều trị ngay khi hiến bộ phận cơ thể.
8. Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Vậy, khi bạn KCB tại cơ sở KCB tải tỉnh khác đáp ứng một trong những nội dung nêu trên, sẽ được hưởng đầy đủ quyền lợi trong phạm vi, mức hưởng thẻ chế độ BHYT.
II. Trường hợp KCB trái tuyến (không đáp ứng những nội dung trên)
Trong trường hợp bạn đóng bảo hiểm y tế nhưng lại đi khám trái tuyến (gồm việc khám khác tỉnh) thì mức hưởng sẽ được tính theo quy định tại Khoản 3, Điều 22, Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 quy định về mức chi trả bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh trái tuyến như sau:
- Trường hợp bạn tự đi KCB tại các bệnh viện tuyến huyện trong phạm vi cả nước: Được quỹ BHYT chi trả 100% các chi phí KCB nội trú và ngoại trú theo mức hưởng như đi KCB đúng tuyến;
- Trường hợp bạn tự đi KCB tại các bệnh viện tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước: Được quỹ BHYT chi trả 100% chi phí KCB theo mức hưởng như đi KCB đúng tuyến đối với trường hợp điều trị nội trú.
- Trường hợp bạn tự đi KCB tại các bệnh viện tuyến trung ương trong phạm vi cả nước: Được quỹ BHYT chi trả 40% chi phí KCB theo mức hưởng đối với trường hợp điều trị nội trú.
Tôi là nhân viên Y tế một trường THCS trong thành phố Đà Nẵng. Năm 2010 sau khi tốt nghiệp Trung cấp Điều dưỡng, tôi được hợp đồng làm việc vào vị trí nhân viên y tế trường THCS. Năm 2011 tôi được tuyển dụng chính thức với ngạch 16B.121, hệ số lương 1.86. Và cứ 2 năm được lên lương lần. Năm 2014 tôi có đăng kí đi học nâng trình độ chuyên môn lên Đại học và năm 2017 tôi tốt nghiệp Đại học điều dưỡng. Trong thời gian đó, tôi nghe học xong vẫn chưa được xếp lương Đại học.Năm 2019 tôi đã có chứng chỉ hành nghề Điều dưỡng. Đến năm 2022, tôi được biết có thông tin mới về xếp ngạch và lương. Xin cho tôi hỏi, nhân viên y tế như tôi có được xếp lương Đại học hay không? Và nếu muốn được xếp ngạch viên chức mới, ngạch lượng mới tôi cần thủ tục gì? Ở đâu? Xin trân trọng cảm ơn!
Về nội dung câu hỏi của bà, Sở Nội vụ trả lời như sau:
Theo quy định hiện hành, viên chức thăng hạng lên chức danh nghề nghiệp cao hơn liền kề phải thông qua kỳ xét thăng hạng. Mặt khác, theo phân cấp của UBND thành phố tại Quyết định số 22/2021/QĐ-UBND ngày 30/8/2021, giám đốc sở quản lý chuyên ngành chủ trì tổ chức xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của các cơ quan, đơn vị thuộc UBND thành phố (kể cả các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc: sở, UBND thành phố, các sở, ngành khác và UBND quận huyện có chức danh nghề nghiệp chuyên ngành thuộc ngành, lĩnh vực quản lý) đối với thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức tương đương ngạch cán sự, chuyên viên. Như vậy, đối với lĩnh vực y tế, việc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp do Sở Y tế chủ trì thực hiện.
Do đó, bà có thể đề nghị trực tiếp với đơn vị nơi bà công tác để đề nghị UBND quận tổng hợp có văn bản gửi Sở Y tế xem xét tổ chức thực hiện./.
Người bệnh KCB BHYT vượt tuyến, trái tuyến (trừ trường hợp cấp cứu), nếu xuất trình đầy đủ thủ tục, thì được hưởng 100% chi phí KCB theo mức hưởng đối với BV tuyến huyện; 100% chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng đối với Bệnh viện tuyến tỉnh; 40% chi phí điều trị nội trú đối với Bệnh viện tuyến Trung ương.
Với trường hợp cấp cứu, thì người bệnh được đến KCB tại bất kỳ cơ sở y tế nào và phải xuất trình các giấy tờ quy định trên trước khi ra viện.
Đối với trường hợp đang đi công tác; làm việc lưu động, đi học tập trung không may bị bệnh, thì sẽ được KCB ban đầu tại cơ sở y tế cùng tuyến chuyên môn kỹ thuật hoặc tương đương với cơ sở KCB ban đầu ghi trên thẻ BHYT và xuất trình các giấy tờ như nêu trên cùng một trong các giấy tờ sau đây (bản chính hoặc bản sao): Giấy công tác hoặc Quyết định cử đi học và Giấy tờ chứng minh đăng ký tạm trú.
Như vậy, trường hợp bạn có thẻ KCBBĐ tại TTYT Liên Chiểu đến khám, chữa bệnh tại TTYT Quận Hải Châu (Bệnh viện tuyến huyện) dù là KCB trái tuyến nhưng vẫn được hưởng 100% chi phí KCB trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng.
Tại điểm 5.1, điểm 5.2 khoản 5 Điều 17 Văn bản hợp nhất số 2525/VBHN-BHXH ngày 15/8/2023 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế,quy định: Người có tên trong cùng một hộ gia đình đăng ký thường trú hoặc tạm trú thì tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Trường hợp của Bạn, BHXH thành phố Đà Nẵng đã hướng dẫn thông qua điện thoại, đề nghị Bạnliên hệ Tổ chức dịch vụ BHXH, BHYT (Bưu điện, Viettel Đà Nẵng hoặc Công ty bảo hiểm PVI Đà Nẵng…) => ghi cụ thể thông tin TCDVT nơi cư trú đã h/dẫn qua đt
Vấn đề Bạn hỏi, xin được trả lời như sau:
Về điều kiện đăng ký KCB BHYT ban đầu tuyến tỉnh, tuyến Trung ương được quy định tại Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu, cụ thể như sau:
“1. Người tham gia BHYT được đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sauđây:
2. Người tham gia BHYT được đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB BHYT khác trong các trường hợpsau:
d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
3. Người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký KCB ban đầu tại một cơ sở KCB thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở KCB quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tưnày”.
Hằng năm, BHXH thành phố phối hợp với Sở Y tế rà soát, phân bổ số lượng thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở y tế; đồng thời, phối hợp với đơn vị sử dụng lao động điều chỉnh theo quy định.
Đối với Công ty cổ phần Phát triển công nghệ và tư vấn đầu tư Đà Nẵng, có tổng số 17 lao động, trong đó 03 trường hơp đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện C17. Tháng 8/2022, BHXH quận Hải Châu đã rà soát và phối hợp với đơn vị điều chỉnh cả 03 trường hơp (trong đó có Bạn) về đăng ký KCB ban đầu tại TTYT Hải Châu theo quy định nói trên.
- TTYT quận Liên Chiểu là đơn vị khám chữa bệnh tuyến huyện, tại đây có chuyên khoa mắt thuộc khoa Liên chuyên khoa có khả năng đáp ứng điều trị các bệnh lý thông thường chuyên khoa Mắt.
- Bệnh viện Mắt thành phố Đà Nẵng là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (không phải bệnh viện mắt Trung ương như nội dung câu hỏi của bạn).
Căn cứ Điều 6 quy định về khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến tại Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT. Theo đó, các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến bao gồm:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản này.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:
a) Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có);
b) Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;
c) Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 04/2016/TT-BYT ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.
5. Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tạikhoản 7 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.
6. Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tạikhoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
7. Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp con bạn tự ý đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt (không thuộc một trong 8 trường hợp nêu trên) thì không phải là khám, chữa bệnh đúng tuyến.