Liên quan nội dung này, Sở Lao động - TB&XH xin được trả lời như sau: Đại dịch COVID-19 trong những năm gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân nói chung và trẻ em nói riêng. Thời gian qua, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em đáng tiếc xảy ra đã được chia sẻ, trong đó có vụ việc xảy ra trong chính gia đình trẻ, nơi được xem là an toàn nhất đối với trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi cha mẹ, người chăm sóc xâm hại, bạo lực trẻ, trong đó ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã dẫn đến áp lực đối với kinh tế gia đình, việc làm, áp lực vì kết quả học tập của con… đã làm cho cha mẹ, người chăm sóc có những cảm xúc tiêu cực hay những cơn nóng giận, dẫn đến những lời nói, hành động gây tổn hại cho trẻ. Để từng bước hạn chế và bảo vệ trẻ trước những nguy cơ bị bạo hành do chính người thân của trẻ gây ra; thời gian qua, thành phố thực hiện nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, nhất là vai trò của gia đình trong việc bảo vệ trẻ em; phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; thực hiện các chính sách trợ giúp (việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, bảo trợ xã hội…) cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid. Thời gian đến, thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân, nhất là đối tượng yếu thế; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, nhất là các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là chăm sóc sức khỏe tâm thần; cách quản lý cảm xúc cá nhân để tránh gây bạo lực tinh thần, thể chất đối với con cái, nhận biết các dấu hiệu xâm hại hoặc bạo lực trẻ để can thiệp kịp thời;... Hiện nay, thành phố có mạng lưới dịch vụ bảo vệ trẻ ở cộng đồng và nhà trường (đội ngũ làm công tác trẻ em từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, nhóm trẻ nòng cốt, các điểm tư vấn, tham vấn hỗ trợ trẻ và gia đình tại trường học, cộng đồng…); các tổ chức, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ emtham gia bảo vệ trẻ em, ngăn chặn, ứng phó với các trường hợp xâm hại và bạo lực trẻ em ;Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (hoạt động miễn phí 24/7) và Tổng đài 1022 của thành phố (liên thông với Tổng đài 111) hỗ trợ, tư vấn bảo vệ trẻ em. Do vậy, người dân và trẻ em hãy lên tiếng, thông tin, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em, các vấn đề liên quan đến trẻ em và khi cần trợ giúp./.
Căn cứ Điều 55 của Luật giáo dục năm 2019;
Căn cứ khoản 4 - Điều 9 của Nghị định 127/2018/NĐ-CP ngày 21/9/2018 của Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục;
Căn cứ khoản 1 - Điều 3 của Thông tư 12/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo
Căn cứ Điểm b – khoản 1 Điều 9 của Thông tư số 52/TT-BGDĐT, ngày 31/12/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Điều lệ trường Mầm non;
Căn cứ Điểm e – khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 28/TT-BGD&ĐT ngày 04 tháng 09 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Điều lệ trường Tiểu học;
Căn cứ Điểm d – khoản 1 Điều 10 của Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/09/2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học;
Xin được hỏi: UBND cấp quận có được ủy quyền cho Phòng GD&ĐT quận ra Quyết đinh thành lập, kiện toàn Hội đồng trường của các cơ sở giáo dục MN, TH, THCS hay không. Nói cách khác Phòng GD&ĐT có quyền được ra QĐ thành lập, kiện toàn Hội đồng trường của các cơ sở giáo dục MN, TH, THCS khi có văn bản ủy quyền của UBND cấp quận hay không.
Xin trân trọng cảm ơn!
1. Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non quy định
- Hội đồng trường của trường công lập: Căn cứ vào cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và hoạt động của hội đồng trường, hiệu trưởng tổng họp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập.
- Hội đồng trường của trường tư thục: Hội đồng trường do hội nghị nhà đầu tư bầu, quyết định theo tỷ lệ vốn góp và được chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định công nhận.
2. Thông tư số 52/2020/TT-BGDĐT ngày 31 tháng 12 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường mầm non quy định.
Hiệu trưởng tổng hợp danh sách nhân sự do tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu, trình đề nghị chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định thành lập hội đồng trường.
3. Thông tư số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15tháng 9năm 2020của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học quy định:
- Hiệu trưởng tổng hợp danh sách hội đồng trường do chính quyền địa phương, tập thể giáo viên và các tổ chức, đoàn thể nhà trường giới thiệu; làm tờ trình đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện (đối với cấp trung học cơ sở và trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học cơ sở), Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (đối với trường trung học phổ thông, trường phổ thông có nhiều cấp học có cấp học cao nhất là trung học phổ thông, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp tỉnh, trường phổ thông dân tộc nội trú cấp huyện có cấp trung học phổ thông) ra quyết định công nhận hội đồng trường.
Căn cứ vào các cơ sở pháp lý nêu trên, không có quy định về ủy quyền cho Phòng Giáo dục và Đào tạo cấp quận, huyện ra quyết định công nhận hội đồng trường.
Sở Giáo dục và Đào trả lời đề công dân được rõ !
Theo quy định của Sở Nội vụ thành phố, việc bổ nhiệm và xếp lương theo chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II đối với giáo viên thuộc các trường tiểu học công lập quận Hải Châu được UBND quận Hải Châu thẩm định, xây dựng phương án theo hồ sơ đề nghị và xác nhận của hiệu trưởng về các tiêu chuẩn của chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II bao gồm nhiệm vụ; đạo đức nghề nghiệp; trình độ đào tạo, bồi dưỡng; năng lực chuyên môn, nghiệp vụ đảm bảo theo quy định tại Thông tưsố 02/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường tiểu học công lập;báo cáo Sở Nội vụ thẩm định, quyết định. Như vậy, khi giáo viên giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.07 được bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II, mã số V.07.03.28 đã được cấp có thẩm quyền xem xét, thẩm định, đánh giá bảo đảm các tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp.
Theo quy định hiện hành, việc thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên được thực hiện trong trường hợp thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp từ hạng thấp lên hạng cao hơn liền kề trong cùng lĩnh vực nghề nghiệp. Do vậy, giáo viên tiểu học hạng III muốn được bổ nhiệm và xếp lương chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học hạng II phải trúng tuyển tại kỳ thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên tiểu học từ hạng III lên hạng II do cấp có thẩm quyền tổ chức.
Sở Giáo dục và Đào trả lời đề công dân được biết!
Trong tình hình dịch COVID-19 đã và đang diễn ra, các cấp, các ngành, các thầy cô đều đã nỗ lực để truyền đạt kiến thức đến với học sinh với mong muốn các em có được kết quả học tập tốt nhất. Các đơn vị, trường học đều đã chủ động trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục nhà trường, áp dụng linh hoạt các hình thức dạy học, đảm bảo khung chương trình, nội dung giáo dục cho học sinh các khối lớp. Do vậy, căn cứ vào tình hình dich COVID-19, các em học sinh thường xuyên theo dõi, thực hiện theo các hướng dẫn, chỉ đạo của nhà trường, của thầy cô giáo để vừa đảm bảo sức khỏe, vừa thực hiện tốt nhiệm vụ học tập của mình.
Trân trọng./.
Theo Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành, không có quy định và căn cứ nào xác định là môn chính, môn phụ. Việc đánh giá, xếp loại là căn cứ vào cả quá trình học tập và rèn luyện của học sinh. Trong tình hình dịch COVID-19 đã và đang diễn ra, các cấp, các ngành, các thầy cô đều đã nỗ lực để truyền đạt kiến thức đến với học sinh với mong muốn các em có được kết quả học tập tốt nhất. Mong các em sẽ cố gắng, có phương pháp học tập phù hợp nhất để đạt được những kết quả tốt, xứng đáng là con ngoan, trò giỏi.
Câu hỏi của công dân chưa rõ, chưa cụ thể. Công tác tuyển sinh nhiều nội dung quan trọng, cần thiết. Nếu có nguyện vọng tìm hiểu thêm, công dân có thể liên hệ với Sở GDĐT trong giờ làm việc hoặc qua số điện thoại 0236.3818559 – gặp cô Trinh (Trưởng Phòng Giáo dục Trung học, Sở GDĐT) để được hướng dẫn cụ thể, chi tiết.
Tại Điều 6. Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục nêu rõ:
1. Chủ nhóm trẻ là cá nhân đứng tên xin phép thành lập nhóm trẻ độc lập quy mô tối đa 07 trẻ.
2. Tiêu chuẩn
- Là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Phẩm chất, đạo đức tốt;
- Dưới 65 tuổi;
- Sức khỏe tốt;
- Có bằng tốt nghiệp trung học phổ thông trở lên.
Tại điểm a) và điểm b) khoản 6 Điều 10. Điều kiện thành lập nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập của Nghị định 46/2017/NĐ-CP ngày 21/4/2017 của Thử tướng Chính phủ Quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
a) Số lượng trẻ em trong nhóm trẻ tối đa là 07 trẻ em;
b) Người chăm sóc trẻ em có đủ sức khỏe, không mắc bệnh truyền nhiễm, đủ năng lực chịu trách nhiệm dân sự và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định;
Tại Điều 11. Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục
1. Chủ cơ sở là cá nhân hoặc cá nhân đại diện cho tổ chức đứng tên xin phép thành lập cơ sở giáo dục mầm non độc lập.
Tại Điều 12. Quản lý chuyên môn(Thông tư số 49/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động nhóm trẻ độc lập, lớp mẫu giáo độc lập, lớp mầm non độc lập loại hình dân lập và tư thục)
1. Quản lý chuyên môn do chủ cơ sở giáo dục mầm non độc lập thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Quản lý chuyên môn có thể được thực hiện kiêm nhiệm bởi chủ cơ sở, giáo viên hoặc nhân viên nếu đủ tiêu chuẩn theo quy định.
- Phẩm chất đạo đức tốt;
- Có sức khỏe tốt;
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm mầm non trở lên;
- Có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm trong lĩnh vực giáo dục mầm non.
Theo phân cấp quản lí, các trường cao đẳng trên địa bàn thành phố do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội quản lí, do vậy đề nghị công dân liên hệ với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để được giải đáp.
Về nội dung câu hỏi của bạn, Sở Nội vụ trả lời như sau:
Hiện nay, việc xếp lương đối với viên chức sau khi tuyển dụng được quy định tại Nghị định số 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2020 của Chính phủ quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức. Theo đó, cơ quan tuyển dụng theo thẩm quyền sẽ căn cứ vào hồ sơ của từng trường hợp cụ thể để bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp và xếp lương đối với người mới được tuyển dụng viên chức. Thông tin do bạn cung cấp chưa rõ cụ thể trường hợp nào; do đó, đề nghị bạn liên hệ với UBND huyện Hòa Vang và cung cấp đầy đủ hồ sơ để được hướng dẫn, giải quyết theo thẩm quyền.
Trân trọng!
Trường hợp giáo viên được tuyển dụng tháng 8 năm 2018, có bằng thạc sĩ đầu năm 2020 không thuộc phạm vi quy định tại khoản 2, Điều 10, Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT ngày 02/02/2021 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạoquy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các trường trung học cơ sở công lập (Khoản này áp dụng đối với giáo viên đã có bằng thạc sĩ trước khi tuyển dụng).
Điểm k, Khoản 4, Điều 4 Thông tư số 03/2021/TT-BGDĐT quy định: Viên chức dự thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng II (mã số V.07.04.31) phải có thời gian giữ chức danh nghề nghiệp giáo viên trung học cơ sở hạng III (mã số V.07.04.32) hoặc tương đương đủ từ 09 (chín) năm trở lên (không kể thời gian tập sự), tính đến thời hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi hoặc xét thăng hạng.
Sở GDĐT trả lời để công dân được biết./.