Kính gửi BHXH TP Đà Nẵng,
Tôi bị nhiễm Covid 19, điều trị tại nhà. Sau khi tôi khỏi bệnh thì trạm Y Tế cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng chế độ BHXH cho tôi.
Trong thời gian nghỉ ở nhà, công ty nơi tôi làm việc vẫn thanh toán cho tôi một nửa lương.
Căn cứ Điều 24, Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, khoản 1, 2 Điều 100 Luật BHXH năm 2014; Căn cứ Công văn 1492/KCB-PHCN&GĐ của Cục Quản lý khám, chữa bệnh; khoản 1, 2 Điều 21 Thông tư số 56/2017/TT-BYT; văn bản số 238/BYT-KCB ngày 14/01/2022
Tôi muốn hỏi trường hợp của tôi (Có được công ty chi trả một nửa lương trong thời gian nghỉ việc điều trị F0 Covid 19 tại nhà) thì có được BHXH thanh toán chế độ ốm đau hay không?
Xin cảm ơn!
Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) số 58/2014/QH13 quy định: “Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần hoặc toàn bộ thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm xã hội”.
Theo nội dung Bạn hỏi, cơ quan BHXH chưa có thông tin là trong thời gian Bạn nghỉ ốm đau đơn vị trả cho bạn nửa tiền lương, trong thời gian này, đơn vị có đóng BHXH cho bạn không hay giảm đóng do nghỉ không lương với cơ quan BHXH.
Để trả lời cụ thể hơn về trường hợp của bạn, đề nghị bạn cung cấp số sổ BHXH hoặc liên hệ trực tiếp với cơ quan BHXH nơi đơn vị bạn đóng BHXH.
Trân trọng!
Câu hỏi của Ông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Theo quy định, đối tượng được tiếp nhận vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội, gồm: Người cao tuổi cô đơn không nơi nương tựa, người khuyết tật đặc biệt nặng không có người chăm sóc…trường hợp của bà chưa thuộc diện tiếp nhận vào cơ sở trợ giúp xã hội. Hiện nay, Trung tâm Bảo trợ xã hội Đà Nẵng có triển khai dịch vụ chăm sóc dành cho người cao tuổi tự nguyện; trường hợp bà có nguyện vọng vào Trung tâm để được nuôi dưỡng, chăm sóc, liên hệ theo số điện thoại 0982.050.703 gặp Chị Trinh để được để được hướng dẫn cụ thể./.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời ông như sau: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã kiểm tra, trao đổi với địa phương, Ông Hồ Thanh Kỳ, hiện ở tại thôn Nam Mỹ, xã Hòa Bắc huyện Hòa Vang, thuộc hộ nghèo, bị bệnh ung thư được hỗ trợ hằng tháng với mức 500.000 đồng theo quy định của chính sách hỗ trợ hộ nghèo của thành phố. Không thuộc diện được hưởng chế độ mai táng phí khi chết như các đối tượng bảo trợ xã hội. Vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để ông được biết./.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin được trả lời như sau: Theo quy định, hộ gia đình có người tử vongdo dịch bệnh (bị nhiễm Covid-19) từ ngày 01/7/2021 được hỗ trợ chi phí mai táng với mức bằng 50 lần mức chuẩn trợ giúp xã hội (20.000.000 đồng/người) theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định số 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 của Chính phủ quy định về chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội và Nghị quyết số 34/NQ-HĐND ngày 12/8/2021 của HĐND thành phố về việc thông qua mức chuẩn trợ giúp xã hội, mức trợ giúp xã hội thường xuyên, mức trợ giúp xã hội khẩn cấp và mở rộng đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn thành phố; Đối với hộ gia đình có người hưu trí tử vong do dịch bệnh mà đã được hỗ trợ mai táng phí theo quy định của pháp luật Bảo hiểm xã hội thì được hỗ trợ bổ sung chi phí mai táng cho đối tượng này bằng mức hỗ trợ quy định tại Nghị quyết số 34/NQ-HĐND, với số tiền: 5.100.000 đồng/người (đủ mức 20.000.000 đồng/người). Đề nghị chị liên hệ với UBND phường, xã nơi cư trú để được hướng dẫn giải quyết. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin được trả lời để bà được biết./.
Trường hợp này thuộc hộ bà Trần Thảo Nguyên, sinh năm 1989, thường trú tại tổ 30 phường Hòa Khê. Đã nhận hỗ trợ gói 500.000đ ngày 27/10/2021.
Câu hỏi của Ông, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời như sau: Tại khoản 2, khoản 3 Điều 127 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động “2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. 3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.” Căn cứ quy định nêu trên, người sử dụng lao động không được phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động và không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định. Do đó, trong trường hợp Ông có hành vi vi phạm đi làm trễ, Công ty phải căn cứ hành vi vi phạm, hình thức xử lý kỷ luật lao động được quy định trong nội quy lao động hoặc thỏa thuận trong hợp đồng lao động hoặc quy định của pháp luật lao động để thực hiện xử lý kỷ luật. Đồng thời, Công ty không được dùng hình thức phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để ông được biết./.
Tại điểm 1.2 khoản 1 Điều 46 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020, quy định: Đối với đơn vị nợ tiền đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, nếu người lao động đủ điều kiện hưởng BHXH hoặc chấm dứt HĐLĐ, HĐLV thì đơn vị có trách nhiệm đóng đủ BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, bao gồm cả tiền lãi chậm đóng theo quy định, cơ quan BHXH xác nhận sổ BHXH để kịp thời giải quyết chế độ BHXH, BHTN cho người lao động. Trường hợp đơn vị chưa đóng đủ thì xác nhận sổ BHXH đến thời điểm đã đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN. Sau khi thu hồi được số tiền đơn vị còn nợ thì xác nhận bổ sung trên sổ BHXH.
Căn cứ quy định trên, đề nghị Bạn liên hệ với BHXH quận Hải Châu, địa chỉ số 232 Nguyễn Hữu Thọ để được giải quyết.
Trân trọng./.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Ông liên quan đến hỗ trợ khó khăn do dịch bệnh COVID-19. Về trường hợp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau: Thực hiện Thông báo ý kiến của Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng số 121/HĐND-VHXH ngày 11/11/2021 và Công văn số 3611/VP-KGVX ngày 15/11/2021 của Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng về việc đề xuất bổ sung đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng năm 2021. Để có cơ sở tổng hợp, tham mưu UBND thành phố báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố để có ý kiến thống nhất trước khi triển khai thực hiện chính sách. Ngày 23/11/2021, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành phố Đà Nẵng đã có Công văn số3398/SLĐTBXH-CSVL đề nghị UBND các quận, huyện chỉ đạo các phòng, ban, đơn vị, địa phương triển khai thực hiện rà soát, lập danh sách đối tượng gặp khó khăn do đại dịch COVID-19 năm 2021, gửi về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trước ngày 06/12/2021 để tổng hợp trình UBND thành phố báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân thành phố. (Có Công văn số 3398/SLĐTBXH-CSVL ngày 23/11/2021 gửi kèm) Do đó, Ông có thể liên hệ địa phương nơi cư trú (xã/phường) để được cung cấp thông tin về việc rà soát, lập danh sách hỗ trợ của địa phương. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ông được biết./.
Qua nội dung câu hỏi, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời như sau: 1. Tại Điều 2 Nghị quyết số 132/2017/NQ-HĐND ngày 07/12/2017 của Hội đồng nhân dân thành phố Đà Nẵng về quy định chính sách hỗ trợ tiền sử dụng đất và hỗ trợ kinh phí xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng quy định chính sách hỗ trợ xây mới, sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng như sau: - Nguyên tắc, đối tượng, điều kiện, trình tự lập và phê duyệt danh sách hỗ trợ nhà ở: Thực hiện theo quy định tại Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ về hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở và Nghị quyết 63/NQ-CP ngày 25/7/2017 của Chính phủ về việc thực hiện chính sách hỗ trợ nhà ở đối với người có công với cách mạng theo Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/ 2013 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn theo quy định hiện hành. - Mức hỗ trợ: Ngoài mức hỗ trợ theo quy định của Trung ương (xây mới hỗ trợ: 40 triệu đồng/hộ; sửa chữa hỗ trợ 20 triệu đồng/hộ), thành phố Đà Nẵng hỗ trợ thêm 20 triệu đồng/hộ đối với trường hợp xây mới nhà và hỗ trợ thêm 10 triệu đồng/hộ đối với các trường hợp gia đình có hoàn cảnh gia đình khó khăn, có nhu cầu sửa chữa nhà ở Do đó, đối với trường hợp của gia đình ông, ba của ông thương binh 3/4, khi nộp đơn và hồ sơ đề nghị hỗ trợ kinh phí xây nhà ở, sẽ được xem xét hỗ trợ với số tiền là 60.000.000 đồng. 2. Đối với việc cấp phát tiền hỗ trợ xây mới nhà ở: Theo quy định tại khoản 4, Điều 5, Thông tư số 98/2013/TT-BTC ngày 24/7/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc quản lý, cấp phát, thanh toán, quyết toán nguồn vốn hỗ trợ người có công với cách mạng về nhà ở theo Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng Chính phủ, mức tạm ứng cho đối tượng tối đa không vượt quá 60% mức ngân sách nhà nước hỗ trợ. Việc tạm ứng cho các hộ gia đình trên cơ sở đề nghị của từng hộ gia đình theo mẫu đề nghị tạm ứng. Sau khi có hồ sơ xác nhận hoàn thành xây mới nhà ở, địa phương sẽ chi trả tiếp phần kinh phí hỗ trợ còn lại. 3. Đối với trường hợp gia đình ông, qua liên hệ với phòng LĐTBXH quận Thanh Khê và kiểm tra hồ sơ lưu trữ: Ban đầu gia đình ông đã có đơn đề nghị hỗ trợ sửa chữa nhà ở đối với người có công với cách mạng. Thành phố đã gửi hồ sơ của gia đình ông đến Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam để được hỗ trợ sửa chữa nhà ở với số tiền là 30.000.000 đồng, và cấp tạm ứng đợt 1 là 24.000.000 đồng (theo nội dung câu hỏi ông trình bày). Hiện nay, theo thực tế gia đình ông đã tiến hành xây mới hoàn toàn. Do đó đề nghị ông liên hệ địa phương để hoàn thành các thu tục để được hỗ trợ theo quy định../.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của ông liên quan đến việc thực hiện hợp đồng lao động, sau khi nghiên cứu nội dung câu hỏi, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau: Tại khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động quy định về tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động: “1. Các trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động bao gồm: a) Người lao động thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ; b) Người lao động bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự; c) Người lao động phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc; d) Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 của Bộ luật này; đ) Người lao động được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ; e) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp; g) Người lao động được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác; h) Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.” Tại Điều 34 Bộ luật Lao động quy định các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động: “1. Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này. 2. Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động. 3. Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. 4. Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự, tử hình hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. 5. Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. 6. Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. 7. Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn về đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật. 8. Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải. 9. Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật này. 10. Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật này.
11. Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật này. 12. Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật này. 13. Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.” Căn cứ quy định nêu trên, người lao động và người sử dụng lao động có thể thỏa thuận tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 30 Bộ luật Lao động; pháp luật hiện hành không quy định về thời gian tạm hoãn hợp đồng lao động. Bên cạnh đó, trong trường hợp muốn chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Bộ luật Lao động hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Lao động. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ông được biết./.