Căn cứ Thông tư số 17/2012/TT-BGDĐT ngày 16/5/2012 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành quy định về dạy thêm, học thêm, Sở Giáo dục và Đào tạo trả lời công dân như sau:
- Nhà trường được phép tổ chức dạy thêm, học thêm trong nhà trường;
- Việc tham gia hoạt động dạy thêm của giáo viên là tự nguyện, Hiệu trưởng không có quyền buộc giáo viên phải tham gia dạy thêm trong trường;
- Trường hợp giáo viên không tự nguyện mà Hiệu trưởng buộc giáo viên phải dạy thêm trong nhà trường thì giáo viên có thể phản ánh, khiếu nại quyết định của Hiệu trưởng đến cơ quan có thẩm quyền quản lý.
Sở Giáo dục và Đào trả lời để công dân được biết!
Kính gởi : Công an TP Đà Nẵng
Tôi có làm Căn cước công dân (CCCD) ngày 24/4/2021 đến cuối năm thì nhận được. Do bận nhiều việc nên cũng không sử dụng. Nay mới đem ra để cập lại thông tin các giấy tờ từ CMND sang CCCD thì thấy Nơi đăng ký khai sinh bị sai. Theo Thông tư 59/2021-TT-BCA ngày 15/5/2021. Tôi đến Công an quận để hỏi thì được hướng dẫn về Công an phường. Tôi đến Công an phường Vĩnh Trung có mang theo Hộ khẩu, giấy khai sinh( bộ gốc) trong Giấy khai sinh Nơi đăng ký khai sinh : Hòa Cường, Đà Nẵng thì được hướng dẫn gặp Công an khu vực (CAKV) để làm việc, khi gặp (CAKV) thì được trả lời theo Hướng dẫn số 3717/PC06-Đ2 ngày 24/12/2021 trường hợp của tôi không sửa được (do thông tin ghi trên Phiếu thu thập thông tin dân cư ngày 18/7/2018 ghi Nơi đăng ký khai sinh: Tp Hà Nội ).
Cho tôi hỏi như vậy có đúng không? Tôi có thể sử dụng CCCD này trong các giao dịch không ? Và tôi phải đến cơ quan nào để chỉnh sửa lại thông tin lại cho đúng ? Tôi xin chân thành cảm ơn .
Công TP Đà Nẵng đã liên hệ trực tiếp hướng dẫn cho công dân.
Trân trọng
Chào bạn Võ Lê Thu Thảo. Câu hỏi của bạn, Sở Nội vụ trả lời như sau:
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và chuyên ngành đào tạo đối với công chức Văn hóa - Xã hội xãđược quy định tại khoản 1, điểm e khoản 3 Điều 5 Quyết định số 52/2019/QĐ-UBND ngày 06 tháng 12 năm 2019 của UBND thành phố ban hành quy định về cán bộ, công chức cấp xã trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, cụ thể: “Tốt nghiệp đại học trở lên thuộc các nhóm ngành văn hóa, xã hội, luật, hành chính, xã hội học, đông phương học, Việt Nam học, công tác xã hội, ngữ văn, ngành văn hoá nghệ thuật (chuyên ngành) hoặc quản lý Văn hoá - Thông tin, Lao động - Thương binh và Xã hội, nhóm ngành thể dục, thể thao, sư phạm và du lịch”.
Việc tuyển dụng công chức cấp xã thuộc thẩm quyền của UBND cấp huyện; do vậy, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp với phòng Nội vụ quận, huyện nơi bạn có nhu cầu đăng ký dự tuyển để biết thêm thông tin chi tiết và được giải đáp các vướng mắc liên quan.
Sở Nội vụ trả lời để bạnđược biết. Trân trọng./.
Cá nhân chuyển nhượng có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam theo quy định tại Khoản này phải đáp ứng các điều kiện sau:
a) Tại thời điểm chuyển nhượng, cá nhân chỉ có quyền sở hữu, quyền sử dụng một nhà ở hoặc một thửa đất ở (bao gồm cả trường hợp có nhà ở hoặc công trình xây dựng gắn liền với thửa đất đó);
b) Thời gian cá nhân có quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở tính đến thời điểm chuyển nhượng tối thiểu là 183 ngày;
c) Nhà ở, quyền sử dụng đất ở được chuyển nhượng toàn bộ;
Việc xác định quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở căn cứ vào giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng nhà ở, đất ở. Cá nhân có nhà ở, đất ở chuyển nhượng có trách nhiệm kê khai và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của việc kê khai. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền phát hiện kê khai sai thì không được miễn thuế và bị xử lý theo quy định của pháp luật"
Cá nhân chuyển nhượng nộp hồ sơ khai thuế theo quy định tại điểm 9.3 Phụ lục I Danh mục hồ sơ khai thuế ban hành kèm theo Nghị định số 126/2020/NĐ-CP. Trên Tờ khai thuế mẫu số 03/BĐS-TNCN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này, cá nhân tự khai thu nhập được miễn thuế và ghi rõ được miễn thuế thu nhập cá nhân theo quy định đối với nhà ở, quyền sử dụng đất ở duy nhất và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc khai có duy nhất một nhà ở, quyền sử dụng đất ở tại Việt Nam".
Thực hiện các quy định trên của pháp luật, tôi có nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai và kê khai thuế theo thành phần của điểm 9.3 Phụ lục I kèm theo Nghị định 126/2020/NĐ-CP và đơn cam kết xác nhận chỉ có một nhà ở, quyền sử dụng đất ở của cá nhân chuyển nhượng được UBND phường nơi có bất động sản chứng thực. Hồ sơ của tôi được tiếp nhận vào ngày 07/4/2022 theo số 004.09.14.H17-220407-0025 tại bộ phận một cửa UBND quận Ngũ Hành Sơn, theo Giấy tiếp nhận và hẹn trả kết quả thì đến ngày 15/4/2022 tôi sẽ được trả kết quả về thông báo thuế để thực hiện các thủ tục tiếp theo. Tuy nhiên đến nay tôi vẫn chưa nhận được thông báo thuế, tôi muốn được biết ngoài các hồ sơ nêu trên gia đình tôi cần chuẩn bị thêm hồ sơ gì? cơ quan thuế có thực hiện xác minh trong trường hợp này và thời hạn xác minh là bao lâu? Gia đình tôi rất mong cấp có thẩm quyền giải quyết để có cơ sở thực hiện các thủ tục khác có liên quan của người sử dụng đất.
Kính gửi: Bà Nguyễn Thị Kim Luyến
Ngày 25/05/2022, Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn nhận được Công văn số 1427/PC-CTDAN của Cục Thuế thành phố Đà Nẵng về việc chuyển hồ sơ cho Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn để giải đáp thắc mắc của bà Tạ Thị Kim Luyến trên Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng.
Đối với trường hợp này, Chi cục Thuế khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn đã có các Thông báo nộp tiền cho người nộp thuế vào ngày 21/04/2022 (trong thông báo là tên ông Nguyễn Danh Linh - chồng bà Tạ Thị Kim Luyến).
Trân trọng./.
Kính gửi công dân Đào Ngọc Toản!
Đối với nội dung kiến nghị, UBND phường đã phối hợp với Trung tâm Quản lý và Khai thác nhà tiến hành kiểm tra, làm việc với hộ bà Huỳnh Thị Ngọc Tuyết là người thuê kiốt 112, Nhà số 3, chung cư Nại Hiên Đông 2 để gia công và buôn bán mía cây. Qua buổi làm việc UBND phường yêu cầu hộ bà Tuyết tháo dỡ toàn bộ nhà bạt che, khung sườn sắt có gắn bánh xe, trụ sắt và di dời toàn bộ vật dụng, máy rọc mía ra khỏi khu vực công cộng, thời gian thực hiện đến hết ngày 28/5/2022.
Trân trọng!
Liên quan nội dung này, Sở Lao động - TB&XH xin được trả lời như sau: Đại dịch COVID-19 trong những năm gần đây đã ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống của người dân nói chung và trẻ em nói riêng. Thời gian qua, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng các vụ việc xâm hại, bạo lực trẻ em đáng tiếc xảy ra đã được chia sẻ, trong đó có vụ việc xảy ra trong chính gia đình trẻ, nơi được xem là an toàn nhất đối với trẻ. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hành vi cha mẹ, người chăm sóc xâm hại, bạo lực trẻ, trong đó ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19 đã dẫn đến áp lực đối với kinh tế gia đình, việc làm, áp lực vì kết quả học tập của con… đã làm cho cha mẹ, người chăm sóc có những cảm xúc tiêu cực hay những cơn nóng giận, dẫn đến những lời nói, hành động gây tổn hại cho trẻ. Để từng bước hạn chế và bảo vệ trẻ trước những nguy cơ bị bạo hành do chính người thân của trẻ gây ra; thời gian qua, thành phố thực hiện nhiều giải pháp; trong đó, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng xã hội, nhất là vai trò của gia đình trong việc bảo vệ trẻ em; phòng, chống xâm hại, bạo lực trẻ em; thực hiện các chính sách trợ giúp (việc làm, dạy nghề, giảm nghèo, bảo trợ xã hội…) cho người dân bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh covid. Thời gian đến, thành phố tiếp tục thực hiện các giải pháp hỗ trợ người dân, nhất là đối tượng yếu thế; tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức cho toàn xã hội, nhất là các bậc phụ huynh, người chăm sóc trẻ và bản thân trẻ về kiến thức, kỹ năng chăm sóc, bảo vệ trẻ em, nhất là chăm sóc sức khỏe tâm thần; cách quản lý cảm xúc cá nhân để tránh gây bạo lực tinh thần, thể chất đối với con cái, nhận biết các dấu hiệu xâm hại hoặc bạo lực trẻ để can thiệp kịp thời;... Hiện nay, thành phố có mạng lưới dịch vụ bảo vệ trẻ ở cộng đồng và nhà trường (đội ngũ làm công tác trẻ em từ thành phố đến quận, huyện, xã, phường, nhóm trẻ nòng cốt, các điểm tư vấn, tham vấn hỗ trợ trẻ và gia đình tại trường học, cộng đồng…); các tổ chức, đặc biệt là Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh,Hội Liên hiệp Phụ nữ, Hội Từ thiện và Bảo vệ quyền trẻ emtham gia bảo vệ trẻ em, ngăn chặn, ứng phó với các trường hợp xâm hại và bạo lực trẻ em ;Tổng đài Quốc gia bảo vệ trẻ em 111 (hoạt động miễn phí 24/7) và Tổng đài 1022 của thành phố (liên thông với Tổng đài 111) hỗ trợ, tư vấn bảo vệ trẻ em. Do vậy, người dân và trẻ em hãy lên tiếng, thông tin, tố giác các hành vi xâm hại trẻ em, các vấn đề liên quan đến trẻ em và khi cần trợ giúp./.
Để biết thông tin cụ thể, Ông đến Phòng Tiếp dân của Văn phòng UBND thành phố (vào chiều thứ 4 hàng tuần, liên hệ số điện thoại 0236.3822022 có cán bộ hướng dẫn và giải thích (khi đi mang theo HĐLĐ, sổ BHXH, biên bản giám định y khoa và các giấy tờ có liên quan)./.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Ông liên quan đến tiền lương. Về trường hợp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại khoản 1 Điều 94 Bộ luật Lao động quy định:
“Người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động. Trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.”
Căn cứ quy định nêu trên, người sử dụng lao động phải trả lương trực tiếp, đầy đủ, đúng hạn cho người lao động.
Do đó, để đảm bảo bảo quyền lợi của mình, Ông có thể rà soát lại các nội dung về tiền lương khi giao kết hợp đồng lao động. Trong trường hợp đơn vị sử dụng lao động không thực hiện đúng các thỏa thuận đã giao kết về tiền lương, Ông có thể gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc doanh nghiệp nơi Ông làm việc để được giải quyết khiếu nại lần đầu, sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu Ông có thể gửi đơn khiếu nại gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động hoặc Bà có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ông được biết./.
Ngày 21/01/2022, UBND thành phố ban hành Kế hoạch số 16/KH-UBND ngày 21-1-2022 về việc triển khai thực hiện việc hỗ trợ các đối tượng khó khăn do dịch COVID-19 theo khoản 21 Điều 1 Quyết định số 33/2021/QĐ-TTg. Tại Kế hoạch trên có nêu tiêu chí xác định đối tượng và điều kiện hỗ trợ cụ thể sau:
1.Về tiêu chí xác định đối tượng
Là hộ có thu nhập thấp trên địa bàn thành phố Đà Nẵng (hộ có thu nhập bình quân từ 2.500.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực nông thôn và từ 3.000.000 đồng/người/tháng trở xuống đối với khu vực thành thị), bao gồm:
a) Hộ kinh doanh sản xuất nông, lâm ngư nghiệp, làm muối không phải đăng ký hộ kinh doanh;
b) Những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký hộ kinh doanh, gồmnhững cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau: buôn bán rong, buôn bán vặt, bán quà vặt, buôn chuyến; thực hiện các dịch vụ: đánh giày, sửa chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe,rửa xe, vẽ tranh,chụp ảnhcó hoặc không có địa điểm cố định.
2. Điều kiện hỗ trợ
a) Bị mất việc làm hoặc phải dừng hoạt động từ 15 ngày liên tục trở lên do yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để phòng, chống dịch COVID-19 hoặc do có địa điểm kinh doanh trên địa bàn thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch theo nguyên tắc của Chỉ thị số 16/CT-TTg hoặc phải áp dụng biện pháp không hoạt động/ngừng hoạt động theo Nghị quyết số 128/NQ-CP trong thời gian từ ngày 01/5/2021 đến hết ngày 31/12/2021.
b) Có hộ khẩu thường trú hoặc có sổ tạm trú dài hạn do cơ quan Công an cấp theo quy định, kể từ ngày 01/5/2021 trở về trước và chưa được hỗ trợ theo Kế hoạch số 135/KH-UBND và khoản 12 Mục II Nghị quyết số 68/NQ-CP của Chính phủ.
Đối với trường hợp trên, đề nghị bà đối chiếu với tiêu chí xác định đối tượng và điều kiện hỗ trợ theo Kế hoạch số 16/KH-UBND, đồng thời liên hệ với Phòng LĐTBXH quận nơi bà thường trú để được giải thích.
Trả lời: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Bà liên quan đến bảo hiểm xã hội. Về trường hợp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”
Căn cứ quy định nêu trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, Bà có thể gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc doanh nghiệp nơi Bà làm việc để được giải quyết khiếu nại lần đầu, sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu Bà có thể gửi đơn khiếu nại gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động hoặc Bà có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Bà được biết./.