Vấn đề Bạn hỏi, xin được trả lời như sau:
Về điều kiện đăng ký KCB BHYT ban đầu tuyến tỉnh, tuyến Trung ương được quy định tại Điều 9 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế quy định đăng ký KCB BHYT ban đầu, cụ thể như sau:
“1. Người tham gia BHYT được đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sauđây:
2. Người tham gia BHYT được đăng ký KCB ban đầu tại một trong các cơ sở KCB quy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB BHYT khác trong các trường hợpsau:
d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký KCB ban đầu tại cơ sở KCB quy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở KCB quy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
3. Người tham gia BHYT đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo được đăng ký KCB ban đầu tại một cơ sở KCB thuận lợi nhất trên đất liền nếu trên các xã đảo, huyện đảo không có cơ sở KCB quy định tại các điều 3, 4, 5 và 6 Thông tưnày”.
Hằng năm, BHXH thành phố phối hợp với Sở Y tế rà soát, phân bổ số lượng thẻ BHYT đăng ký KCB ban đầu tại các cơ sở y tế; đồng thời, phối hợp với đơn vị sử dụng lao động điều chỉnh theo quy định.
Đối với Công ty cổ phần Phát triển công nghệ và tư vấn đầu tư Đà Nẵng, có tổng số 17 lao động, trong đó 03 trường hơp đăng ký KCB ban đầu tại Bệnh viện C17. Tháng 8/2022, BHXH quận Hải Châu đã rà soát và phối hợp với đơn vị điều chỉnh cả 03 trường hơp (trong đó có Bạn) về đăng ký KCB ban đầu tại TTYT Hải Châu theo quy định nói trên.
Trân trọng./.
- TTYT quận Liên Chiểu là đơn vị khám chữa bệnh tuyến huyện, tại đây có chuyên khoa mắt thuộc khoa Liên chuyên khoa có khả năng đáp ứng điều trị các bệnh lý thông thường chuyên khoa Mắt.
- Bệnh viện Mắt thành phố Đà Nẵng là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh (không phải bệnh viện mắt Trung ương như nội dung câu hỏi của bạn).
Căn cứ Điều 6 quy định về khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến tại Thông tư số 30/2020/TT-BYT ngày 31/12/2020 Quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Nghị định số 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật BHYT. Theo đó, các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh BHYT đúng tuyến bao gồm:
1. Người tham gia bảo hiểm y tế đến khám bệnh, chữa bệnh đúng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế.
2. Người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện khác trong cùng địa bàn tỉnh. Trường hợp trẻ em chưa có thẻ bảo hiểm y tế do chưa làm thủ tục khai sinh được sử dụng giấy chứng sinh đi khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại khoản này.
3. Người tham gia bảo hiểm y tế trong tình trạng cấp cứu được cấp cứu tại bất kỳ cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nào trên phạm vi toàn quốc.
Bác sĩ hoặc y sỹ đánh giá, xác định tình trạng cấp cứu đối với người bệnh, ghi vào hồ sơ bệnh án và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
4. Người tham gia bảo hiểm y tế được chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo quy định, bao gồm:
a) Được chuyển tuyến theo quy định tại Điều 10 và Điều 11 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16 tháng 11 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Y tế về quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế ban đầu và chuyển tuyến khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế. Hồ sơ chuyển tuyến gồm giấy chuyển tuyến theo Mẫu số 6 ban hành kèm theo Nghị định số 146/2018/NĐ-CP và các giấy tờ khác (nếu có);
b) Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP, bao gồm: cấp cứu; đang điều trị nội trú được phát hiện bệnh khác ngoài phạm vi chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tình trạng bệnh diễn biến vượt quá khả năng chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh đang điều trị nội trú hoặc điều trị ngoại trú;
c) Được chuyển tuyến theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Thông tư số 04/2016/TT-BYT ngày 26 tháng 02 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế quy định về khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế liên quan đến khám bệnh, chữa bệnh lao.
5. Người tham gia bảo hiểm y tế có giấy tờ chứng minh đang ở tại địa phương khác trong thời gian đi công tác, làm việc lưu động, học tập trung theo các hình thức đào tạo, chương trình đào tạo, tạm trú và khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cùng tuyến hoặc tương đương với cơ sở đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu ghi trên thẻ bảo hiểm y tế theo quy định tạikhoản 7 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm lưu bản chụp giấy tờ quy định tại điểm này trong hồ sơ bệnh án điều trị của người bệnh đó.
6. Người có giấy hẹn khám lại trong trường hợp đã được chuyển tuyến theo quy định tạikhoản 5 Điều 15 Nghị định số 146/2018/NĐ-CP.
7. Người đã hiến bộ phận cơ thể của mình phải điều trị ngay sau khi hiến bộ phận cơ thể.
8. Trẻ sơ sinh phải điều trị ngay sau khi sinh ra.
Đối chiếu với các quy định nêu trên, trường hợp con bạn tự ý đến khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Mắt (không thuộc một trong 8 trường hợp nêu trên) thì không phải là khám, chữa bệnh đúng tuyến.
A. - Tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 146/2018/NĐ-CP ngày 17/10/2018 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn biện pháp thi hành một số điều của Luật bảo hiểm y tế quy định người có tên trong sổ hộ khẩu, sổ tạm trú thì tham gia BHYT theo hộ gia đình.
Trường hợp của Bạn, nếu đang tạm trú tại Đà Nẵng theo quy định thì Bạn có thể mua BHYT hộ gia đình tại các Tổ chức dịch vụ thu (Bưu điện, Viettel Đà Nẵng hoặc Công ty bảo hiểm PVI Đà Nẵng).
Về thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình, Bạn lập Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS) nộp cho Tổ chức dịch vụ thu.
- Theo quy địnhtại Điều 8 Thông tư số 40/2015/TT-BYT ngày 16/11/2015 của Bộ Y tế Quy định đăng ký khám bệnh, chữa bệnh (KCB) BHYT ban đầu và chuyển tuyến KCB BHYT:Người tham gia BHYTđược quyền đăng ký KCB BHYTban đầu tại một trong các cơ sở KCBquy định tại Điều 3 (cơ sở KCB tuyến xã) và Điều 4 (cơ sở KCB tuyến huyện) Thông tư này không phân biệt địa giới hành chính, phù hợp với nơi làm việc, nơi cư trú và khả năng đáp ứng của cơ sở KCB.
Điều kiện đăng ký KCB BHYT ban đầu tuyến tỉnh, tuyến trung ươngđược quy định tại Điều 9, cụ thể như sau:
1. Người tham gia BHYTđược đăng ký KCBban đầu tại một trong các cơ sở KCBquy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này trong các trường hợp sau đây:
a) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh không có cơ sở KCBquy định tại Điều 3 và Điều 4 Thông tư này hoặc các cơ sở đó không đáp ứng được việc KCBban đầu cho người tham gia BHYTtheo quy định của Giám đốc Sở Y tế sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXH cấp tỉnh;
b) Người thường trú, tạm trú có thời hạn hoặc làm việc trên địa bàn quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh được đăng ký KCBban đầu tại các cơ sở KCBquy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 và Điều 6 Thông tư này do Giám đốc Sở Y tế quy định sau khi có sự thống nhất bằng văn bản của Giám đốc BHXHcấp tỉnh.
2. Người tham gia BHYTđược đăng ký KCBban đầu tại một trong các cơ sở KCBquy định tại Điều 8, khoản 1 Điều 9 Thông tư này hoặc được đăng ký KCBban đầu tại cơ sở KCB BHYTkhác trong các trường hợp sau:
a) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khoẻ theo Hướng dẫn số 52 HD/BTCTW ngày 02/12/2005 của Ban Tổ chức Trung ương Đảng...;
b) Đối tượng thuộc diện được quản lý, bảo vệ sức khỏe cán bộ của tỉnh, thành phố được đăng ký KCBban đầu tại phòng khám thuộc Ban bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cán bộ tỉnh hoặc cơ sở KCBtại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5 Thông tư này;
c) Người có công với cách mạng, người từ đủ 80 tuổi trở lên được đăng ký KCBban đầu tại cơ sở KCBquy định tại các khoản 1, 2, 3, 5, 6, 7 và 9 Điều 5, các khoản 1, 2 và 4 Điều 6 Thông tư này;
d) Trẻ em dưới 6 tuổi được đăng ký KCBban đầu tại cơ sở KCBquy định tại các khoản 1, 2, 4 và 5 Điều 5 Thông tư này;
đ) Người công tác trong quân đội khi nghỉ hưu được đăng ký KCBban đầu tại các cơ sở KCBquy định tại Khoản 9 Điều 5, Khoản 4 Điều 6 Thông tư này.
Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp của Bạn tham gia BHYT hộ gia đình, không được đăng ký KCB tại Bệnh viện đa khoa Đà Nẵng (bệnh viện tuyến tỉnh).
B. Theo quy định tại điểm b khoản 3 và khoản 6 Điều 22 Luật BHYT số 46/2014/QH13 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT:
Kể từ ngày 01/01/2021, quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi hưởng và mức hưởng BHYT cho người có thẻ BHYT đi KCB không đúng tuyến tại bệnh viện tuyến tỉnh.
Như vậy, trường hợp của bạn khi đi khám, chữa bệnh tại Bệnh viện Đà Nẵng (được xác định là Bệnh viện tuyến tỉnh) sẽ được hưởng:
- 100% chi phí điều trị trong phạm vi quyền lợi, mức hưởng khi có chỉ định điều trị nội trú;
- Không áp dụng đối với trường hợp khám, chữa bệnh ngoại trú.
- Tại khoản 2 Điều 16 Luật BHYT số 25/2008/QH12 quy định mỗi người chỉ được cấp một thẻ bảo hiểm y tế.
-Tại khoản 6 Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13 ngày 13/6/2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật BHYT quy định đối tượng tham gia BHYT theo thứ tự sau:
+ Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng
+ Nhóm do cơ quan BHXH đóng
+ Nhóm do ngân sách nhà nước đóng
+ Nhóm được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng
+ Nhóm tham gia BHYT hộ gia đình
- Tại điểm 2 khoản 7 Điều 1 Luật BHYT số 46/2014/QH13 quy định trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia BHYT khác nhau thì đóng BHYT theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại khoản 6 trên.
- Tại khoản 1 Điều 20 Văn bản hợp nhất số 2089/VBHN-BHXH ngày 26/6/2020 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam ban hành Quy trình thu BHXH, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tếquy định người đang tham gia BHYT hộ gia đình được hoàn trả tiền đóng BHYT trong các trường hợp sau:
+ Người tham gia được cấp thẻ BHYT theo nhóm đối tượng mới, nay báo giảm giá trị sử dụng thẻ đã cấp trước đó (có thứ tự đóng xếp sau đối tượng mới theo quy định tại Điều 12 Luật BHYT).
+ Được ngân sách nhà nước điều chỉnh tăng hỗ trợ mức đóng BHYT;
+ Bị chết trước khi thẻ BHYT có giá trị sử dụng.
Căn cứ vào các quy định trên, trường hợp của Bạn tham gia BHYT theo nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng(doanh nghiệp) là nhóm đứng trên nhóm tham gia BHYT hộ gia đình nên thời gian tham gia BHYT hộ gia đình sẽ được hoàn trả khi Bạn tham gia tại doanh nghiệp.
Vì Bạn không cung cấp cụ thể Mã thẻ BHYT nên cơ quan BHXH không xác định được tình trạng Thẻ BHYT của Bạn như thế nào để hướng dẫn Bạn làm thủ hoàn trả BHYT hộ gia đình. Trong trường hợp Thẻ BHYT hộ gia đình trùng thời gian với Thẻ BHYT doanh nghiệp, Bạn có thể liên hệ cơ quan BHXH nơi cấp thẻ BHYT hộ gia đình để làm thủ tục hoàn trả BHYT. Thủ tục: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (TK1-TS).
Theo khoản 1 và khoản 3 Điều 22 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế số 46/2014/QH13 ngày 13 tháng 06 năm 2014. Khi vợ Bạn đi khám, chữa bệnh sẽ được hưởng quyền lợi BHYT như sau:
1/ Khi đi khám chữa bệnh đúng tuyến: Được quỹ BHYT thanh toán 100% chi phí KCB thuộc phạm vi chi trả BHYT (có giới hạn tỷ lệ thanh toán một số thuốc, hóa chất, vật tư y tế và dịch vụ kỹ thuật theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế); chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến huyện lên tuyến trên trong trường hợp cấp cứu hoặc khi đang điều trị nội trú phải chuyển tuyến chuyên môn kỹ thuật.
2/ Khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến (trừ trường hợp cấp cứu được hưởng quyền lợi BHYT như đúng tuyến) được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán như sau:
a) Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
b) Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
c) Tại bệnh viện tuyến huyện 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi cả nước.
Trân trọng!
Trả lời: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Bà liên quan đến bảo hiểm xã hội. Về trường hợp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Tại điểm a khoản 3 Điều 48 Bộ luật Lao động 2019 quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm khi chấm dứt hợp đồng lao động:
“Hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động”
Căn cứ quy định nêu trên, người sử dụng lao động có trách nhiệm hoàn thành thủ tục xác nhận thời gian đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và trả lại cùng với bản chính giấy tờ khác nếu người sử dụng lao động đã giữ của người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động.
Vì vậy, để đảm bảo quyền lợi của mình, Bà có thể gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc doanh nghiệp nơi Bà làm việc để được giải quyết khiếu nại lần đầu, sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu Bà có thể gửi đơn khiếu nại gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động hoặc Bà có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp lao động theo quy định pháp luật.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Bà được biết./.
Công ty tôi bán máy móc ngành y tế với thuế suất 5%. Sau một thời gian sử dụng máy móc bị hư hỏng và cần thay thế vật tư, linh kiện. Vậy những vật tư, linh kiện dùng để thay thế đó chịu thuế suất thuế GTGT bao nhiêu %. Và nếu vật tư, linh kiện đó chịu thuế suất thuế GTGT 10% thì có được giảm thuế theo nghị định 15/2022/NĐ-CP hay không.
Theo CV đính kèm
Về trường hợp của em Võ Thụy Phương Linh, sinh ngày 20/3/2009, học sinh lớp 7/3 trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ, mã thẻ BHYT HS4484821096928, nộp tiền ngày 18/02/2022 nhưng lập hồ sơ cấp thẻ BHYT chậm trễ, BHXH quận Sơn Trà báo cáo như sau:
Ngày 09/3/2022, Trường tiểu học Nguyễn Văn Cừ lập hồ sơ cấp thẻ BHYT cho em Linh, mã hồ sơ 07106/2022/04804; cũng ngay trong ngày 09/3/2022, BHXH quận đã xử lý hồ sơ, gia hạn thẻ BHYT kịp thời.
Việc giải thích lý do chậm trễ như phản ánh là thực hiện không đúng quy định hiện hành về cấp thẻ BHYT, ảnh hưởng đến quyền lợi của học sinh khi tham gia.
Qua sự việc, BHXH quận đã thông tin đến Hiệu trưởng và nhân viên phụ trách công tác BHYT học sinh của Nhà trường, yêu cầu lập danh sách cấp thẻ BHYT kịp thời để đảm bảo quyền lợi cho học sinh tham gia BHYT; đồng thời, liên hệ trực tiếp với bà Bùi Thị Lý Hương, phụ huynh em Linh, để giải thích và nhận được sự đồng thuận.
Trân trọng !
BHXHTP đã liên hệ, hướng dẫn trực tiếp để người lao động được cấp Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH theo quy định.
Trân trọng
Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 quy định điều kiện hưởng chế độ thai sảnnhư sau:
“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Lao động nữ mang thai;
b) Lao động nữ sinh con;
c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;
e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.
2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”
Then Bạn trình bày, Bạn sinh con vào tháng 5/2020, căn cứ quy định tại Khoản 2 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội nêu trên, trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con (từ tháng 5/2019 đến tháng 4/2020) nếu Bạn đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên thì Bạn đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản.