Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời ông như sau:
Tại khoản 1, Điều 39, Mục 8, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/4/2013 của Chính phủ quy định về điều kiện xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học, quy định: “Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ ngày 01 tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ đã sử dụng chất độc hóa học ở chiến trường B, C, K (kể cả 10 xã: Vĩnh Quang, Vĩnh Giang, Vĩnh Tân, Vĩnh Thành, Vĩnh Ô, Vĩnh Khê, Vĩnh Hà, Vĩnh Lâm, Vĩnh Sơn và Vĩnh Thủy thuộc huyện Vĩnh Linh, tỉnh Quảng Trị).
Đối với trường hợp của ông Trương Anh Sâm, ông tham gia nhập ngũ năm 2000 nên chưa đủ điều kiện giải quyết chế độ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học theo quy định tại khoản 1, Điều 39, Mục 8, Nghị định số 31/2013/NĐ-CP.
Vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời cho ông được biết./.
Kính gửi: Ông Nguyễn Tiến Dũng
Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Ông về việc điều chỉnh chức danh công việc trong sổ bảo hiểm xã hội. Về trường hợp này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã trả lời Ông vào tháng 05/2020, cụ thể:
Đối với trường hợp điều chỉnh chức danh công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm trong sổ bảo hiểm xã hội, ngày 22/4/2020, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã có Công văn số 1398/LĐTBXH-ATLĐ hướng dẫn giải quyết điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ghi chưa đúng trong sổ bảo hiểm xã hội. (Công văn này thay thế Công văn số 1972/LĐTBXH-ATLĐ ngày 02/6/2016 và Công văn số 4824/LĐTBXH-ATLĐ ngày 17/11/2017 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn giải quyết điều chỉnh chức danh nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ghi sai trong sổ bảo hiểm xã hội). Theo đó:
Người lao động thực tế làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng ghi chưa đúng trong sổ bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề nghị Bảo hiểm xã hội Việt Nam xem xét sửa đổi, bổ sung quy trình thực hiện điều chỉnh thông tin tham gia bảo hiểm xã hội đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm nhưng ghi chưa đúng trong sổ bảo hiểm xã hội để đảm bảo quyền lợi của người lao động và chỉ đạo bảo hiểm xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương khi hướng dẫn ghi sổ bảo hiểm xã hội đối với người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành. Trong quá trình tổ chức thực hiện, đối với từng trường hợp cụ thể, nếu có vướng mắc thì Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.
Căn cứ quy định nêu trên, trong trường hợp Ông thực tế có làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành nhưng ghi chưa đúng trong sổ bảo hiểm xã hội thì Ông có thể đề nghị Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng thực hiện điều chỉnh theo quy định tại Điều 98 Luật Bảo hiểm xã hội. Trong trường hợp có vướng mắc, Bảo hiểm xã hội thành phố Đà Nẵng báo cáo Bảo hiểm xã hội Việt Nam tổng hợp, đề xuất Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét, giải quyết.
Vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ông được biết./.
Ông Trần Đình Hà (Đà Nẵng) mua xe ô tô đấu giá tài sản công của Nhà nước. Xe biển xanh, đã ngừng lưu hành, hết đăng kiểm từ tháng 5/2018, có hoá đơn và hợp đồng mua bán tài sản đấu giá, có công văn xác nhận của Sở Tài chính là xe không lưu hành từ năm 2018 đến nay. Ông Hà hỏi, trường hợp này có bị truy thu phí đường bộ không?
Căn cứ vào tình hình thực tế là xe ô tô của ông Hà mua thanh lý là xe của cơ quan quản lý Nhà nước (xe biển xanh), xe đã không đi đăng kiểm và lưu hành từ năm 2018 đến nay, có quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền. Do vậy, Cục Đăng kiểm Việt Nam thấy rằng có thể vận dụng tương tự như trường hợp xe bị tịch thu sau đó được bán phát mại, thanh lý bởi các Ngân hàng hoặc Tổ chức bán đấu giá tài sản, chủ phương tiện sẽ chịu phí sử dụng đường bộ tính từ thời điểm xe đi đăng kiểm để lưu hành."
Như vậy, tôi đã có đủ cơ sở để cơ quan Đăng kiểm Đà Nẵng miễn truy thu phí đường bộ trong thời gian từ 2018 đến nay như Bộ GTVT trả lời chưa?
Sau khi nhận được thông tin hỏi đáp của Quý Công dân, Sở Giao thông vận tải thông tin đến Quý Công dân như sau:
Căn cứ quy định tại Điều 9 Thông tư 293/2016/TT-BTC ngày 15/11/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, miễn, quản lý và sử dụng phí sử dụng đường bộ, Sở Giao thông vận tải đề nghị Quý Công dân cung cấp văn bản trả lời của Bộ Giao thông vận tải về trường hợp nói trên, Quyết định thu hồi của cấp có thẩm quyền, Quyết định bán tài sản… đến Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng để thực hiện các thủ tục miễn thu phí sử dụng đường bộ theo hướng dẫn của Bộ GTVT. Trường hợp Quý Công dân không có văn bản trả lời của Bộ GTVT, đề nghị liên hệ Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng, cung cấp hồ sơ liên quan để Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng có Văn bản báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo của Cục Đăng kiểm Việt Nam để trả lời cụ thể về trường hợp nói trên theo đúng quy định.
Địa chỉ liên hệ: Trung tâm Đăng kiểm xe cơ giới Đà Nẵng, số 25 đường Hoàng Văn Thái, thành phố Đà Nẵng.
Sở Giao thông vận tải thông tin để Quý Công dân được biết.
Trân trọng !
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời câu hỏi của ông lần 2 như sau:
Theo Quyết định số 3100/QĐ-UBND ngày 22/8/2020 của UBND thành phố Đà Nẵng quy định mức hỗ trợ thực phẩm và nhu yếu phẩm cho người dân gặp khó khăn trong vùng cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19, trong đó, đối tượng thuộc diện được hỗ trợ phải là người dân gặp khó khăn và ở trong vùng cách ly y tế phòng, chống dịch Covid-19
Việc xác định người dân gặp khó khăn và ở trong vùng cách ly y tế do địa phương quyết định; do đó, đề nghị ông liên hệ UBND phường Hòa Cường Nam để được xem xét hỗ trợ theo quy định./.
Bước 1: Công dân đến đồn/phòng CSGT đã lập biên bản vi phạm theo đúng ngày hẹn trong biên bản để nhận quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Khi đi Công dân đem theo CMND (bản chính) và biên bản vi phạm hành chính.
Bước 2: Công dân đem theo quyết định xử phạt vi phạm hành chính đến kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng được kho bạc nhà nước ủy quyền thu tiền phạt vi phạm giao thông để nộp phạt.
Bước 3: Công dân đem theo biên lai thu tiền được kho bạc nhà nước hoặc ngân hàng cấp quay lại đội/phòng CSGT đã ra quyết định xử phạt để nhận lại giấy tờ hoặc phương tiện bị tạm giữ.
Cục Thuế TP. Đà Nẵng nhận được câu hỏi trên Cổng thông tin điện tử UBND TP. Đà Nẵng của bà Nguyễn Thị Kim Tuyền nội dung liên quan đến kê khai nhầm mã số thuế cá nhân. Cục Thuế TP. Đà Nẵng có ý kiến như sau:
Tại nội dung hỏi Bà không nêu rõ mã số thuế và chứng minh nhân dân của người khác trùng tên với bạn A, chứng minh nhân dân của bạn B và mã số thuế của bạn C nên cơ quan Thuế không có cơ sở để trả lời. Do đó, đề nghị Bà liên hệ trực tiếp với cơ quan Thuế để được điều chỉnh.
Cục Thuế TP. Đà Nẵng trả lời để Bà Nguyễn Thị Kim Tuyền được biết, thực hiện. Trường hợp cần trao đổi thêm, đề nghị liên hệ trực tiếp với Cục Thuế (Phòng Tuyên truyền - Hỗ trợ, số điện thoại: 0236.3823556 gặp chị Hồng) để được hướng dẫn./.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nhận được câu hỏi của Ông/Bà liên quan đến tiền lương, về trường này, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội có ý kiến như sau:
Theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ quy định về giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực lao động, giáo dục nghề nghiệp, hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, việc làm, an toàn, vệ sinh lao động thì khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi của người sử dụng lao động là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người bị xâm phạm thực hiện khiếu nại đến người giải quyết khiếu nại.
Vì vậy, trong trường hợp có căn cứ cho rằng Công ty trừ lương của mình không đúng quy định thì Ông/Bà có quyền gửi đơn khiếu nại đến Giám đốc Công ty nơi Ông/ Bà làm việc để được giải quyết khiếu nại lần đầu, sau khi hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần đầu mà khiếu nại không được giải quyết hoặc không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu Ông/Bà có thể gửi đơn khiếu nại gửi đến Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi Công ty đóng trụ sở chính để được giải quyết khiếu nại lần hai theo quy định tại Nghị định số 24/2018/NĐ-CP ngày 27/02/2018 của Chính phủ.
Vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để Ông/Bà được biết./.
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xin trả lời bạn như sau:
Tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 15/2020/QĐ-TTg ngày 24/4/2020 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 quy định: “Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động bị mất việc làm được hỗ trợ khi có đủ các điều kiện sau: a) Mất việc làm và có thu nhập thấp hơn mức chuẩn cận nghèo quy định tại Quyết định số 59/2015/QĐ-TTg ngày 19 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ, trong thời gian từ ngày 01 tháng 4 năm 2020 đến ngày 30 tháng 6 năm 2020; b) Cư trú hợp pháp tại địa phương; c) Thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp, làm một trong những công việc sau: bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái xe mô tô 2 bánh chở khách, xe xích lô chở khách; bán lẻ xổ số lưu động; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe” Như vậy, trường hợp của mẹ bạn nếu đảm bảo các điều kiện nêu trên thì thuộc nhóm đối tượng được hỗ trợ theo quy định. Vậy, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trả lời để bạn biết./.
Kính gửi ông: Nguyễn Văn Hà
Email: nguyenminhha77@gmail.com
Địa chỉ: Tổ 34, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, TP Đà Nẵng
Chi cục Thuế Khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn nhận được Phiếu chuyển số 4042/PC-CT ngày 14/12/2020 của Cục Thuế TP Đà Nẵng, chuyển kiến nghị của ông Nguyễn Văn Hà gửi trên Cổng thông tin điện tử thành phố Đà Nẵng, đề nghị giải đáp về việc nộp thuế đối với trường hợp tự tổ chức thi công xây nhà ở. Về nội dung này Chi cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Mục I Công văn số 4097/CT-THNVDT ngày 04/12/2015 của Cục Thuế TP Đà Nẵng “V/v quản lý thu thuế đối với cá nhân hoạt động xây dựng” có hướng dẫn:
“ I/ Đối tượng nộp thuế
Các cá nhân, nhóm cá nhân nhận thầu xây dựng nhà, công trình (sau đây là Bên nhận thầu xây dựng) cho các hộ gia đình, tổ chức là Người nộp thuế. Bên nhận thầu xây dựng có nghĩa vụ phải kê khai và nộp thuế Giá trị gia tăng, thuế Thu nhập cá nhân với Chi cục Thuế quận/huyện nơi thực hiện xây dựng công trình
Cá nhân nhận thầu xây dựng phải có chứng chỉ hành nghề theo đúng quy định của pháp luật ”
Tại công văn số 1190/CT-THNVDT ngày 04/4/2017 của Cục Thuế TP Đà Nẵng, hướng dẫn về quản lý thu thuế đối với cá nhân hoạt động xây dựng đã quy định:
“ Cá nhân tự tổ chức thi công xây dựng công trình nhà ở của mình (nhà có tổng diện tích sàn xây dựng theo Giấy phép xây dựng nhỏ hơn 250m2 hoặc dưới 3 tầng hoặc có chiều cao dưới 12m, chủ nhà tự chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thi công xây dựng, vệ sinh môi trường, an toàn công trình nhà ở và các ảnh hưởng của việc xây dựng nhà ở đến các công trình liền kề, lân cận) là cá nhân không kinh doanh, do vậy không phải kê khai, nộp thuế.
Cá nhân tự tổ chức thi công xây dựng công trình nhà ở phải xuất trình được đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp liên quan đến xây dựng công trình như: hóa dơn mua vật liệu xây dựng (ciment, sắt, thép, gạch, cát, sạn, nội thất, sơn, vôi…; hóa đơn, chứng từ thuê, mua máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, giàn giáo, cốp pha…(trừ trường hợp chủ nhà có máy móc, thiết bị, phương tiện thi công…).
Trường hợp chủ nhà không chứng minh được việc tự tổ chức thi công xây dựng nhà ở của mình hoặc cơ quan thuế có đủ tài liệu chứng minh chủ nhà không phải là người tự tổ chức xây dựng nhà ở thì yêu cầu chủ nhà cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của bên nhận thầu để bên nhận thầu xây dựng thực hiện nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước đúng theo quy định.”
Căn cứ vào các nội dung hướng dẫn nêu trên, thì các cá nhân, nhóm cá nhân nhận thầu xây dựng nhà, công trình cho các hộ gia đình, tổ chức là người phải kê khai, nộp thuế theo quy định.
Trường hợp ông Nguyễn Văn Hà tự tổ chức thi công xây dựng nhà ở của mình đáp ứng được các quy định nêu trên thì ông không phải là cá nhân kinh doanh, do đó không phải kê khai, nộp thuế.
Trường hợp ông Nguyễn Văn Hà không chứng minh được việc tự tổ chức thi công xây dựng nhà ở của mình hoặc cơ quan thuế có đủ tài liệu chứng minh Ông không phải là người tự tổ chức xây dựng nhà ở thì yêu cầu ông Nguyễn Văn Hà cung cấp thông tin, tài liệu (hợp đồng, thanh lí hợp đồng…) liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế của bên nhận thầu để bên nhận thầu xây dựng thực hiện kê khai, nộp thuế theo quy định.
Việc kê khai, nộp thuế và xác định số thuế phải nộp đối với cá nhân có hoạt động xây dựng được thực hiện theo hướng dẫn tại các văn bản của Cục Thuế TP Đà Nẵng, gồm: Công văn số 4097/CT-THNVDT ngày 04/12/2015, Công văn số 1190/CT-THNVDT ngày 04/4/2017, Công văn số 1055/CT-THNVDT ngày 27/3/2019, Công văn số 1197/CT-NVDTPC ngày 04/4/2019.
Chi cục Thuế Khu vực Sơn Trà - Ngũ Hành Sơn trả lờiđể ông Nguyễn Văn Hà được biết. Trường hợp cần trao đổi thêm,hoặc cần cung cấp các văn bản quy định về nội dung này, đề nghị ông Nguyễn Văn Hà liên hệ với Chi cục Thuế (qua Đội Tuyên truyền- Hỗ trợ), theo địa chỉ: 32 Triệu Việt Vương, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng), số điện thoại: 0236.3968581./.
Kính gửi:
Căn cứ Quyết định số 1853-QĐ/BTGTW về ban hành quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Quận, thị xã, thành phố.
Hiện tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng chính trị cho cán bộ cấp huyện đến cấp xã, thôn trên địa bàn huyện; Bồi dưỡng các lớp đảng viên mới ...vv.
I- Thực hiện chủ trưởng của Đảng thì Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện do Trường ban tuyên giáo cấp huyện kiêm nhiệm:
“1. Quy định về số giờ giảng dạy tối thiểu hàng năm:
- Đối với giám đốc Trung tâm: Giảng dạy 40 giờ chuẩn, trong đó có 30 giờ giảng bài.”
Vậy xin hỏi:
- Giám đốc Trung tâm Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện do Trưởng ban tuyên giáo cấp huyện kiêm nhiệm, hưởng lương từ Huyện ủy thì có phải giảng dạy đúng, đủ 40 giờ chuẩn không? Hay Giám đốc chuyên trách thì mới đảm bảo 40 giờ chuẩn?
II- Đối với việc thanh toán tiền ra đề thi, coi thi, chấm bài kiểm tra và thi, hướng dẫn tham quan thực tế:
Quy định như sau:
“c) Ra đề thi, kiểm tra (gồm đề, đáp án và thang điểm) và coi thi:
- Ra đề kiểm tra: tính 1 giờ chuẩn cho 1 đề, kèm theo đáp án và thang điểm.
- Ra đề thi: tính 1,5 giờ chuẩn cho 1 đề, kèm theo đáp án và thang điểm.
d) Coi thi:
- Mỗi phòng thi viết bố trí 2 người; buổi thi 120 phút được tính 1 giờ chuẩn cho mỗi người coi thi.
- Tham gia Hội đồng coi thi nhưng không trực tiếp coi thi được tính 1 giờ chuẩn cho 1 buổi.
đ) Chấm bài kiểm tra và thi:
- Chấm 10 bài kiểm tra được tính 1 giờ chuẩn.
- Chấm 6 bài thi được tính l giờ chuẩn.
- Hỏi thi vấn đáp l buổi được tính 2 giờ chuẩn.
- Tham gia Hội đồng chấm thi nhưng không trực tiếp chấm bài được tính 1 giờ chuẩn cho 1 buổi.
e) Hướng dẫn tham quan thực tế: Một ngày được tính 3 giờ chuẩn.”
- Việc ra đề thi, coi thi, chấm bài kiểm tra và thi, hướng dẫn tham quan thực tế do Giám đốc Trung tâm Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện do Trưởng ban tuyên giáo cấp huyện kiêm nhiệm thực hiện và các đồng chí là báo cáo viên cấp huyện thực hiện thì việc thanh toán tiền thực hiện như thế nào?
1. Đối với các đồng chí là báo cáo viên cấp huyện thực hiện thì việc thanh toán tiền ra đề thi, coi thi, chấm bài kiểm tra và thi, hướng dẫn tham quan thực tế thực hiện như thế nào? Có phải quy đổi ra giờ chuẩn rồi sau đó tính tiền tăng giờ cho họ phải không? nhưng những người này không hưởng lương tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện thì việc tính tiền tăng giờ cũng khó khăn.
2. Đối với Giám đốc Trung tâm Trung tâm bồi dưỡng Chính trị huyện do Trưởng ban tuyên giáo cấp huyện kiêm nhiệm thực hiện thì việc thanh toán tiền ra đề thi, coi thi, chấm bài kiểm tra và thi, hướng dẫn tham quan thực tế thực hiện như thế nào? Có phải quy đổi ra giờ chuẩn rồi sau đó tính tiền tăng giờ cho họ phải không?
3. Hiện tại Kế toán của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tôi thanh toán tiền chẩm bài kiểm tra với mức khoán 12.000 đồng/ 01 bài chấm như vậy có đúng quy định không ?
Xin trận trọng cảm ơn.
Về nội dung này Sở Tài chính có ý kiến như sau:
1. Trả lời câu hỏi 1 và 2
Tại Điều 5 Quyết định số 1853-QĐ/BTGTW ngày 04/3/2010 của Ban Tuyên giáo Trung ương về ban hành quy chế giảng dạy và học tập của Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh quy định cụ thể về cán bộ, giảng viên của Trung tâm; trong đó có tiêu chuẩn, nhiệm vụ quyền hạn của giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức.
Ngoài ra, tại Điều 7 Quyết định này về giờ chuẩn trong giảng dạy của cán bộ, giảng viên chuyên trách tại Trung tâm có quy định số giờ giảng dạy tối thiểu hàng năm dành cho Giám đốc, Phó Giám đốc Trung tâm và giảng viên chuyên trách; đồng thời đối tượng áp dụng định mức giờ chuẩn là lãnh đạo và giảng viên chuyên trách của Trung tâm. Theo nội dung do công dân cung cấp và căn cứ quy định nêu trên thì Giám đốc Trung tâm (do Trưởng ban Tuyên giáo cấp huyện kiêm nhiệm đã hưởng lương từ huyện ủy) và các báo cáo viên cấp huyện không hưởng lương tại Trung tâm thuộc đối tượng giảng viên kiêm chức.
Theo đó, tại Điều 6 Quyết định số 1853-QĐ/BTGTW có quy định giảng viên kiêm chức thực hiện nhiệm vụ giảng dạy được hưởng chế độ thù lao theo quy định hiện hành (Thông tư 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính và các quy định có liên quan khác...). Tuy nhiên hiện nay, Thông tư 51/2008/TT-BTC ngày 16/6/2008 của Bộ Tài chính đã hết hiệu lực thi hành và đã được thay thế bởi Thông tư số 36/2018/TT-BTC ngày 30/3/2018 của Bộ trưởng Bộ Tài chính hướng dẫn việc lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí dành cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; trong đó có quy định cụ thể các nội dung chi đào tạo, bồi dưỡng CBCC, viên chức gồm: chi thù lao giảng viên, trợ giảng; chi ra đề thi, coi thi, chấm thi; chi biên soạn giáo trình; chi tổ chức cho học viên đi khảo sát, thực tế;…. Vì vậy, kính đề nghị công dân nghiên cứu Thông tư số 36/2018/TT-BTC nêu trên để thực hiện, đảm bảo theo đúng quy định.
2. Trả lời câu hỏi 3 về chi trả tiền chấm bài kiểm tra
Theo quy định tại tiết đ, khoản 5, Điều 7 Quyết định số 1853-QĐ/BTGTW thì việc chi trả tiền chấm bài kiểm tra và thi được quy đổi ra giờ chuẩn, cụ thể: (1) Chấm 10 bài kiểm tra được tính 01 giờ chuẩn, (2) Chấm 06 bài thi được tính 01 giờ chuẩn, (3) Hỏi thi vấn đáp 1 buổi được tính 2 giờ chuẩn....
Do nội dung câu hỏi của công dân không nêu rõ việc chi trả tiền chấm bài kiểm tra khoán 12.000 đồng/01 bài chấm dành cho đối tượng nào, do vậy theo quy định nêu trên việc chi trả tiền chấm bài kiểm tra sẽ căn cứ vào quy đổi giờ chuẩn để thực hiện.
Trân trọng!