HỆ THỐNG TIẾP NHẬN, TRẢ LỜI PHẢN ÁNH, KIẾN NGHỊ CỦA NGƯỜI DÂN VÀ DOANH NGHIỆP


  • Lĩnh vực: Tư pháp
  •   
  •  
Ngày gửi: 18/03/2020
Nội dung:  Tôi muốn biểu tình vào ngày Đại hội Đảng các cấp để phản đối quy hoạch treo hơn 16 năm dự án An Cư 4- An Hải Bắc, Sơn Trà vì đã ảnh hưởng nghiêm trọng quyền và lợi ích hợp pháp của tôi. 

Xin hỏi, tôi phải xin giấy phép biểu tình ở đâu? 
Người gửi: Cao Thảo   Địa chỉ: 64B Nguyễn Duy Hiệu, Sơn Trà - Đà Nẵng
Đơn vị trả lời: Công an Tp

Mọi hoạt động tập trung đông người đều phải đăng ký trước với UBND cấp huyện hoặc UBND cấp tỉnh theo quy định của pháp luật và phải thực hiện đúng nội dung đã đăng ký. Trình tự thủ tục đăng ký tập trung đông người được quy định cụ thể tại Điều 6 Thông tư 09/2005.
Có thể hiểu, biểu tình là hình thức tụ tập đông người để bày tỏ ý chí nguyện vọng và biểu dương lực lượng tập thể về một vấn đề chung của xã hội.
Hiến pháp Việt Nam năm 2013 ghi nhận biểu tình là quyền cơ bản của công dân: “Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định”.
Thực tế hiện nay quyền được biểu tình mới chỉ được ghi nhận trong Hiến pháp mà chưa được điều chỉnh bởi văn bản pháp luật cụ thể. Để đảm bảo trật tự an toàn xã hội, pháp luật Việt Nam cũng đã có những văn bản pháp quy điều chỉnh hành vi “tập trung đông người tại nơi công cộng”, cụ thể là Nghị định 38/2005 quy định một số biện pháp đảm bảo trật tự công cộng và Thông tư 09/2005 của Bộ Công an hướng dẫn thi hành Nghị định 38/2005.